Thứ bảy, 20/04/2024|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử Trường THCS Mò Ó
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOACH TRIỂN KHAI PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG NĂM HỌC 2017 - 2018

TRƯỜNGTH&THCS MÒ Ó

LIÊN ĐỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 14/KH-LĐ

 

Mò Ó, ngày 03 tháng 4 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

Về công tác phòng, chống “Bạo lực học đường”

 và tệ nạn xã hội trong trường học năm học 2017 – 2018

 

Căn cứ Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”;

Căn cứ Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo;

Căn cứ Kế hoạch số 11/KH-PGDĐT ngày 28/3/2018 của Phòng GD&ĐT Đakrông về phòng, chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường học;

Liên đội Trường TH&THCS Mò Ó xây dựng kế hoạch triển khai các giải pháp tăng cường phòng chống bạo lực học đường năm học 2017 - 2018 như sau:

I. Đánh giá thực trạng

1. Thực trạng

Bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề nóng, nó trở thành mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường, nỗi trăn trở của toàn xã hội, tạo ra những dư luận, những ảnh hưởng xấu và những bức xúc đối với ngành giáo dục. Điều đáng nói là mức độ, tần suất ngày càng gia tăng với mức báo động ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường học tập và sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của giới trẻ, nhất là đối với những em ở độ tuổi vị thành niên. Trong năm học này qua theo dõi trên nhiều kênh thông tin và dư luận xã hội thì bạo lực học đường vẫn còn khá phúc tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến công tác giáo dục toàn diện và phát triển nhân cách, năng lực của học sinh. Bạo lực học đường ngày càng có xu hướng phức tạp hơn, bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực giữa học sinh nam, giữa các học sinh nữ và giữa học sinh nam và học sinh nữ, bạo lực từ phía học sinh với giáo viên và từ giáo viên đối với học sinh…

2. Nguyên nhân

Có thể có nhiều nguyên nhân song chủ yếu tập trung vào 4 nhóm nguyên nhân chính:

- Nguyên nhân từ giáo dục gia đình.

- Nguyên nhân từ giáo dục của nhà trường.

- Nguyên nhân từ xã hội (do tác động mặt trái của kinh tế thị trường, các mối quan hệ tiêu cực xã hội, truyền thông).

- Nguyên nhân tâm lý từ chính bản thân học sinh.

Trong đó nguyên nhân do giáo dục của gia đình và nhà trường được đặc biệt quan tâm.

II. Mục đích yêu cầu:

1. Mục đích:

- Nâng cao trách nhiệm của Đội TNTP Hồ Hcis Minh trong việc phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học. Góp phần giáo dục thế hệ trẻ sống, lao động, học tập, làm việc theo pháp luật.

- Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường.

- Kiềm chế việc vi phạm pháp luật, không có tệ nạn ma tuý trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Phòng, chống hiệu quả hành vi bạo lực trong nhà trường và các hành động tự phát của học sinh làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội.

2. Yêu cầu:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng, chống ma túy, bạo lực học đường.

- Chủ động phòng ngừa, không để học sinh vi phạm tệ nạn xã hội, bạo lực học đường và tội phạm bên ngoài xâm nhập vào trường học.

III. Nội dung.

1. Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”;

2. Tổ chức cho từng học sinh, từng tập thể lớp ký cam kết, giao ước thi đua không vi phạm các hành vi đánh nhau, vô lễ với nhà giáo, gây mất đoàn kết nội bộ.

3. Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai phương án phòng chống BLHĐ, trong đó chú trọng các giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng BLHĐ tại trường học.

4. Phối hợp với Công an địa phương, Hội cha mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền đến học sinh về các nội dung liên quan đến BLHĐ; lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật. Phát huy vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức, đoàn thể khác. Lập hồ sơ theo dõi tình hình khi học sinh vi phạm để có biện pháp giải quyết.

5. Tăng cường công tác kiểm tra của TPT đội, giáo viên chủ nhiệm, đội cờ đỏ; chú trọng phòng ngừa việc đem đồ chơi mang tính kích động vào trong trường học nói riêng và BLHĐ nói chung. Phối hợp với phụ huynh học sinh quản lý chặt chẽ việc chuyên cần của học sinh.

6. Tổ chức hoạt động ngoại khóa, tuyên truyên về các nội dung liên quan xây dựng xã hội, cộng đồng, cơ quan, gia đình nâng cao nhận thức trong quá trình thực hiện phòng chống BLHĐ.

IV. Tổ chức phối hợp thực hiện.

* Tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:

- Phối hợp với Ban công an xã ngăn chặn những sự việc có thể xảy ra.

- Phối hợp với GVCN phổ biến, hướng dẫn cho HS sinh hoạt, hoạt động lành mạnh trong năm học.

- Duy trì và đẩy mạnh hoạt động giáo dục theo chuyên đề “An toàn giao thông”, “Tuyên truyền măng non”

- Tăng cường chăm sóc bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường quanh trường.

- Vận động đội viên tham gia tốt phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm đảm bảo an ninh chính trị trường học.

- Quán triệt đến HS ý thức chấp hành pháp luật, ngăn chặn hành vi vi phạm luật giao thông; không đi hàng 2, 3 trên đường.

- Phối hợp tổ chức cho HS tuyên truyền phòng chống ma túy, thực hiện an toàn giao thông đường bộ, chống tiêu cực trong thi cử.

- Bố trí lực lượng trực hàng ngày cùng cờ đỏ, kịp thời phát hiện các đối tượng bên ngoài vào trường trái phép, phối hợp cùng Bảo vệ trường làm tốt công tác phòng ngừa và giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra trong khuôn viên của trường.

- Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động NGLL theo chuyên đề.

*. Đối với học sinh

- Tuyên truyền cho học sinh thông qua các bài học chính khoá, giờ chào cờ, tổ chức hoạt động NGLL theo chủ đề.

- Tổ chức nội dung diễn kịch theo từng lớp học cấp THCS;

- Tuyên truyền giáo dục cho học sinh về tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp luật trong cuộc sống hiện nay.

- Ngăn chặn tình trạng học sinh đến trường nhưng bỏ học, bỏ tiết đi chơi, tham gia đánh nhau và vi phạm tệ nạn xã hội.

* Giáo viên chủ nhiệm:

- Triển khai đến Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: Tổ chức cho HS tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và rèn luyện trong nhà trường. Theo dõi nắm tình hình học sinh trong lớp có ghi hoạt động của từng HS. Đối với HS cá biệt có biện pháp giáo dục cụ thể. Vận động học sinh đến thư viện đọc sách trong ngày…..

- Thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống ma túy, bạo lực học đường qua một số môn học, giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa trong nhà trường, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa với nhiều hình thức phong phú như: tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bộ ích cho học sinh tham gia.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời công tác đảm bảo ANTT của đơn vị và quản lý chặt chẽ HS thuộc lớp chủ nhiệm; kịp thời đề xuất với Nhà trường và Liên đội các biện pháp đảm bảo ANTT và quản lý HS.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HS; nâng cao hiệu quả công tác của giáo viên chủ nhiệm, nắm chắc diễn biến tư tưởng HS.

- Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động của HS xâm hại đến nhân phẩm, danh dự học sinh.

- Chủ động phòng ngừa và ngăn chặn một số hành vi vi phạm đạo đức HS như: Đánh nhau, trộm cắp tài sản, đồ dùng học tập, gây rối trật tự công cộng, tội phạm ma túy, tệ nạn xã hội hoặc phim ảnh đồi trụy …

- Phối hợp với Đội TNTP HCM tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, tạo
sân chơi lành mạnh, thu hút, lôi kéo được HS tham gia

- Mỗi lớp xây dựng một nội dung để thực hiện trong buổi ngoại khóa vaò trong tuần tháng 4:

Cụ thể:

Lớp 8 và lớp 9, mỗi lớp chuẩn bị một tiểu phẩm có nội dung liên quan

Lớp 6 chuẩn bị một tiết mục văn nghệ

Lớp 7 chuẩn bị một bài thuyết minh có nội dung liên quan.

Các lớp sau khi đã chuẩn bị nội dung, đăng ký về Văn phòng Đội để Liên đội làm chương trình. Hạn chậm nhất vào thứ 6 ngày 13/4/2018.

Dự kiến tổ chức vào tiết chào cờ ngày 16/4/2018.

Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường học năm học 2017 - 2018 của Liên đội Trường TH&THCS Mò Ó, đề nghị các bộ phận có liên quan nghiêm túc thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- BGH;(Chỉ đạo thực hiện)

- WebsiteTrường;

  • Lưu: LĐ.

 

TỔNG PHU TRÁCH ĐỘI

 

 

Nguyễn Hồng Khải

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 9
Tháng 04 : 100
Tháng trước : 393
Năm 2024 : 1.115
Năm trước : 1.901
Tổng số : 27.051